Nguyên nhân khiến Thổ Nhĩ Kỳ không muốn ủng hộ Ukraine

Bắt chấp nhiều nước phương Tây ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, Ankara chỉ muốn thực hiện chiến lược cân bằng và tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình để hai bên tham gia.


Tổng thống Nga Vladimir Putin (Phải) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại một cuộc họp báo chung ở Moskva năm 2020. Ảnh: EPA

Theo trang tin Trung Đông Thenationalnews.com (UAE) ngày 18/4, khi nhiều nước thành viên NATO nhiệt tình ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ (cũng là một thành viên NATO), vẫn giữ quan điểm trung lập, đồng thời tìm cách tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình.

Trong những ngày đầu của cuộc xung đột, một số người cho rằng đến một lúc nào đó Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải chọn bên, nhưng đến nay, điều đó đã sai, đến mức ngay cả Ukraine cũng chấp nhận hành động cân bằng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Rõ ràng là Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ có quan điểm khác với những thành viên NATO còn lại, không phải vì họ đã mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất vào năm 2019.

Điều đặc biệt là, người dân Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn ủng hộ quan điểm của Chính phủ. Một cuộc thăm dò được thực hiện bởi Quỹ Marshall của Mỹ (GMFUS) công bố vào tuần trước cho thấy, gần 84% người Thổ Nhĩ Kỳ muốn Ankara hòa giải hoặc trung lập, gấp 10 lần tỷ lệ của những người chỉ muốn Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Ukraine. Điều này dường như phản ánh sự mất thiện cảm ngày càng tăng với phương Tây.

Theo khảo sát bởi nhà thăm dò hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ Metropoll vào tháng 3/2022, chưa đến 1/2 (49,3%) số người được cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ nên là thành viên của EU, giảm so với mức 80% vào đầu những năm 2000. Những quan điểm như vậy không chỉ đến từ những người ủng hộ đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền của Thủ tướng Erdogan. Hơn một nửa (51,4%) những người ủng hộ đảng IYI ​​theo chủ nghĩa dân tộc - đảng phổ biến thứ hai trong phe đối lập được cho là thiên tả của Thổ Nhĩ Kỳ - cho rằng nước này không nên là thành viên EU.

Đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Theo GMFUS, nhiều người Thổ Nhĩ Kỳ (47%) coi Azerbaijan là đồng minh hàng đầu và đối tác quan trọng nhất của Ankara, so với 15% đối với Đức, thành viên của EU. Trong khi đó, gần 6/10 (58,3%) số người được hỏi coi Mỹ là mối đe dọa lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng chỉ có 31% coi Nga là mối đe dọa và với Israel là 29%.

Chỉ tính riêng trong năm ngoái, tỷ lệ người Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng nước này nên hợp tác chặt chẽ nhất với EU đã giảm hơn 10%, xuống còn 33%. Tỷ lệ người Thổ Nhĩ Kỳ nói rằng Mỹ nên giúp giải quyết các vấn đề toàn cầu cũng đã giảm hơn một nửa, từ 13% xuống còn 6%.

Điều này có thể một phần do tác động từ phương tiện truyền thông có xu hướng lặp lại đường lối, quan điểm của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, vốn thường coi Mỹ và EU đang âm mưu chống lại nước này. Nhưng đó cũng có thể là một phản ứng đối với những bước đi sai lầm của phương Tây.

Khi vai trò và ảnh hưởng toàn cầu của Mỹ đang suy giảm, nhưng vẫn muốn đi đầu trong nỗ lực cô lập và kiềm chế Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và các cường quốc khu vực khác có thể đang vạch ra một lộ trình mới. Tờ Economist từng cảnh báo về “con đường ngày càng dài” của Thổ Nhĩ Kỳ để trở thành thành viên EU. Mười sáu năm sau, không có gì ngạc nhiên khi hơn 53% người Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng EU không có ý định muốn Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên. Ngược lại, tỷ lệ người Thổ Nhĩ Kỳ muốn nước này đóng vai trò lớn hơn ở Trung Đông, Balkan và Bắc Phi ngày càng tăng.

“Trong hàng trăm năm, chúng tôi đã có mối quan hệ với khu vực địa lý này. Chúng tôi sẽ cứu Syria và Iraq khỏi bàn tay của Mỹ và châu Âu", Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho biết vào cuối tuần trước, khi nói về vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay tại các vùng đất cũ của đế chế Ottoman.

Theo Báo Tin tức